Hạ Canxi huyết là gì ?
Hạ canxi máu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra; những trường hợp cấp tính thì có khả năng gây nguy hiểm đến người bệnh. Đây mặc dù không phải là căn bệnh quá phổ biến nhưng mỗi người nên có sự đề phòng vì những ảnh hưởng của nó đến hệ thống xương khớp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mọi người.
Đa phần mọi người đều biết đến vai trò quan trọng của canxi đối với cơ thể, nhất là đối với hệ thống xương khớp. Canxi chủ yếu được bổ sung vào cơ thể thông qua đường ăn uống và được đào thải ra ngoài theo đường tiết niệu.
Tầm quan trọng của canxi không chỉ đối với hệ xương mà còn liên quan đến hệ thống dẫn truyền thần kinh, chức năng của tế bào. Bổ sung thiếu canxi cho cơ thể hoặc những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất nhiều canxi hơn so với nạp vào, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt và gây hạ canxi trong máu.
Nồng độ canxi trong cơ thể trung bình từ 2,2- 2,6 mmol/l, nếu như nồng độ này giảm xuống dưới mức trung bình, thường là dưới 2,1 mmol/l thì được gọi là hạ canxi huyết.
Dấu hiệu nhân biết khi bạn hạ Canxi
Hạ canxi máu ở người lớn các triệu chứng thường không rõ ràng khi tình trạng còn nhẹ, các biểu hiện thể hiện ra ngoài khi bệnh đã tiến triển nặng.
Ở người lớn:
Các triệu chứng bao gồm tăng phản xạ gân xương, Người bệnh cảm thấy đau thắt bụng, về mặt tâm lý có thể xảy ra tình trạng trầm cảm, cáu gắt với người khác, hay ngủ gật hoặc cảm thấy bản thân chậm chạp, lười biếng hơn. Người bệnh còn gặp các triệu chứng co giật, co thắt cơ có thể nhận biết bằng dấu hiệu như: tê môi, lưỡi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân. Sau đó là sự co cơ khắp cơ thể. Co thắt các cơ ở tay tạo ra dấu hiệu “bàn tay đỡ đẻ” (các ngón tay không xòe ra được). Co thắt các cơ ở chân tạo ra “dấu bàn đạp” (bàn chân duỗi ra như thể đang đạp xe đạp
Hạ canxi cũng đồng thời làm co thắt các cơ vùng mặt và các cơ toàn thân gây đau đớn; co thắt các cơ hô hấp gây khó thở. Trong những trường hợp nặng hơn có thể gây co giật toàn thân hoặc khu trú.
Thông thường cơn hạ canxi cần có những kích thích mới biểu hiện rõ; ví dụ như cãi nhau, tức giận, buồn bã, căng thẳng, mệt mỏi hoặc cảm sốt…
Ở trẻ em:
Hạ canxi máu ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh bao gồm không chịu bú, quấy khóc, khó chịu, hay ngủ gà gật, biếng ăn hơn. Giống với người lớn trẻ em cũng có những phản xạ gân xương
Ngoài ra một vài triệu chứng hạ canxi cấp tính người bệnh thường gặp phải như co giật, co thắt cơ nặng. Những trường hợp này phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu ngay lập tức để được điều trị y tế kịp thời.
Nhận biết được triệu chứng của mỗi chứng bệnh giúp người bệnh sớm ý thức được tình trạng của bản thân. Từ đó nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra. Nhiều trường hợp bệnh nhân được cứu sống nhờ sớm phát hiện ra các biểu hiện sớm của căn bệnh.
Những trường hợp nào nên đi xét nghiệm Canxi huyết
- Suy tuyến cận giáp: Tuyến cận giáp có vai trò điều hòa lượng canxi trong cơ thể người, suy tuyến cận giáp hoặc những bệnh lý liên quan đến tuyến này đều gây ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu. Ngoài ra những nguyên nhân sau cũng có thể gây ra tình trạng hạ canxi trong máu:
- Nồng độ phospho trong máu tăng cao dẫn đến tình trạng hạ canxi máu
- Bệnh nhân mắc bệnh thận
- Người nghiện rượu, thuốc lá nặng
- Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, ăn thiếu nhóm thực phẩm chứa canxi và vitaminD
- Nồng độ albumin máu, magie máu thấp
- Nồng độ vitamin D thấp
- Cơ thể kém hấp thu chất dinh dưỡng
- Người sau phẫu thuật cũng có nguy cơ hạ canxi máu.
Các xét nghiệm liên quan đến nồng độ canxi huyết
Các xét nghiệm liên quan đến Canxi huyết cần kiểm tra:
- Định lượng PTH (Parathyroid Hormone) máu
- Định lượng Canxi toàn phần trong máu
- Định lượng Phospho máu
- Định lượng Vitamin D máu
- Định lượng Albumin máu
- định lượng Magie máu
Tất cả các xét nghiệm trên điều được làm ở phòng khám Medic-Sài gòn. Bảng Giá
NHỮNG LƯU Ý KHI XÉT NGHIỆM CANXI HUYẾT
Xét nghiệm được thực hiện trên huyết thanh, huyết tương chống đông Heparin. Bạn sẽ được kỹ thuật viên lấy khoảng 1-2 ml máu tĩnh mạch.
Thường không cần yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm xét nghiệm.
Tuy nhiên bạn nhớ lưu ý Không uống bổ sung canxi 8-12 giờ trước khi xét nghiệm canxi máu. Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn không nên ăn hoặc uống cái gì trước khi xét nghiệm;
Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm này. Hãy nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc không kê đơn và kê đơn mà bạn dùng.
Kết quả xét nghiệm trả sau khoảng 2 giờ
Cần làm gì để phòng ngừa hạ Canxi huyết?
Hạ canxi máu hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bạn thực hiện đủ những biện pháp như sau:
- Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D vào trong chế độ ăn uống, có thể sử dụng thực phẩm chức năng hoặc viên uống bổ sung canxi, vitamin D. Tuy nhiên trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Một vài thực phẩm giàu canxi và vitamin D bao gồm phô mai, các loại hạt, đậu, sữa chua, tôm, cá hồi, hàu, cá ngừ đóng hộp…
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe, chơi một số môn thể thao tốt cho xương như đi bộ, bơi lội, bóng rổ
- Bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng, tuy nhiên bạn nên lưu ý phơi nắng trước 9 giờ sáng và sau 15 giờ chiều, tránh phơi nắng sau hai khung giờ này vì tia cực tím sẽ ảnh hưởng không tốt đến da. Ngoài ra nếu bạn đang bị ung thư hoặc có nguy cơ ung thư da thì nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
- Nên bỏ hút thuốc vì hút thuốc là nguyên nhân gây mất canxi, người nghiện thuốc thường đào thải nhiều canxi ra ngoài bằng đường nước tiểu hơn so với người bình thường
- Kiểm tra sức khoẻ định kì, định lượng Canxi huyết giúp bạn bổ sung kịp thời, tránh việc giảm canxi huyết kéo dài, gây nên nhiều triệu chứng nguy hiểm.
Bài viết trên đã cung cấp cho mọi người có thêm thông tin về tình trạng hạ canxi máu. Mong rằng mọi người hãy theo dõi sức khỏe của bản thân và có một chế độ ăn đầy đủ chất để hạn chế việc thiếu hụt canxi.
Đọc thêm các bài viết liên quan ở https://xetnghiemdanang.com/