Bệnh thận hay suy thận là căn bệnh diễn ra âm thầm, các dấu hiệu của bệnh cũng rất khó nhận diện nên người bệnh không để ý. Khi những dấu hiệu thể hiện rõ rệt thì bệnh đã đến mức nặng rồi, vì vậy cần để ý những dấu hiệu thay đổi dù là nhỏ nhất để có thể phát hiện và chữa trị bệnh tốt hơn. Xét nghiệm thận càng sớm sẽ càng tốt đối với người bệnh.
Dấu hiệu bệnh thận, suy thận thường gặp
Phù nề tay chân
Nguyên nhân do tình trạng rò rỉ mao mạch trong cơ thể. Khi xuất hiện tình trạng này, tính hiệu sẽ truyền đến thận, thận nhận nhiệm vụ giữ lại nước và natri trong cơ thể để bù lại số chất dịch bị rò rỉ. Do lý do này mà lượng nước trong cơ thể gia tăng gây nên hiện tượng phù.
Đi tiểu nhiều hơn
Số lần đi tiểu tăng lên: nhiều hơn 8 lần/ ngày và tiểu đêm hơn 1 lần/ đêm thì nên lưu ý, vì đây là biểu hiện cảnh báo chức năng thận suy giảm.
Thay đổi về tính chất của nước tiểu: nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ ít hơn bình thường và thậm chí trong nước tiểu có máu. Cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn.
Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung, ớn lạnh, thở nông hoặc khó thở
Thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin. Hormon này giúp cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn. Các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng, trí nhớ sa sút, mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, bên cạnh đó còn gây ra hiện tượng thở nông, khó thở do thiếu oxy trong máu. Thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.
Da nổi mẩn ngứa, hơi thở có mùi amoniac
Do suy thận nên tích tụ chất thải trong máu khiến da dễ bị kích thích dẫn đến tình trạng ngứa, nổi mụn nhọt. Hơi thở có mùi có thể xuất hiện khi mắc bệnh suy thận làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Đau lưng/ đau vùng ngang thắt lưng
Thận có chức năng sàng lọc và đào thải tất cả các chất độc hại cũng như tạp chất ra ngoài cơ thể bằng đường nước tiểu. Khi chức năng thận suy giảm, sẽ làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể, gây ra tình trạng ứ dịch dẫn đến đau vùng hố thận hay đau mỏi ngang thắt lưng.
Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận
Bệnh suy thận được chia thành 2 loại : suy thận cấp và suy thận mạn, dưới dây là nguyên nhân gây ra từng loại suy thận:
Nguyên nhân gây ra suy thận cấp
Chức năng thận bị giảm xuống một cách đột ngột được gọi là tổn thương cấp tính hay còn gọi là suy thận cấp (ARF). Suy thận cấp gồm ba cơ chế chính:
– Thiếu lượng máu đến thận.
– Những bệnh lý gây ra tai thận.
– Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận.
Nguyên nhân thường gặp bao gồm:
– Chấn thương gây mất máu;
– Mất nước;
– Tổn thương thận từ nhiễm trùng máu;
– Tắc nghẽn dòng nước tiểu, chẳng hạn như do phì đại tuyến tiền liệt;
– Tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc chất độc;
– Biến chứng trong thai kỳ, chẳng hạn như sản giật và tiền sản giật hoặc liên quan đến hội chứng HELLP.
Nguyên nhân gây ra suy thận mạn
Nguyên nhân của suy thận mạn là do khi có một bệnh hoặc rối loạn ở thận xuất hiện. Hiện nay, bệnh đái tháo đường và bệnh cao huyết áp là nguyên nhân dẫn đầu gây suy thận mạn. Tiếp sau đó là viêm cầu thận, các bệnh về tiết niệu và cuối cùng là thận nang. Dưới đây là danh sách các bệnh gây ra suy thận mạn.
– Bệnh tiểu đường, cao huyết áp;
– Viêm cầu thận;
– Viêm ống thận mô kẽ;
– Bệnh thận đa nang;
– Tắc nghẽn kéo dài đường tiết niệu, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư;
– Trào ngược bàng quang niệu quản, tình trạng nước tiểu trào ngược lên thận của bạn;
– Viêm đài bể thận tái phát nhiều lần.
>> Xét nghiệm HLA ghép tạng tại Đà Nẵng
Những biến chứng nguy hiểm gây ra bởi bệnh suy thận
Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, huyết áp cao, hoặc chất dịch trong phổi (phù phổi);
Sự gia tăng đột ngột nồng độ kali trong máu (tăng kali máu), mà có thể làm giảm khả năng tim của bạn hoạt động và có thể đe dọa tính mạng;
Bệnh tim và mạch máu (bệnh tim mạch);
Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương;
Thiếu máu;
Giảm ham muốn tình dục hoặc bất lực;
Tổn thương hệ thần kinh trung ương của bạn, mà có thể gây ra khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật;
Giảm phản ứng miễn dịch, mà làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng hơn;
Viêm màng ngoài tim- màng bao phủ ngoài trái tim;
Biến chứng trong thai kỳ mang nguy cơ cho người mẹ và thai nhi đang phát triển.
Xét nghiệm thận bằng xét nghiệm Creatinine và Ure trong máu:
Xét nghiệm Creatinine và Ure sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng hoạt động của thận. Đây cũng là cơ sở đáng tin cậy để xác định bệnh nhân có bị suy thận hay không. Nếu ở Đà Nẵng, bạn có thể đến tại Phòng khám Chẩn đoán Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng để thực hiện các xét nghiệm, bên cạnh đó phòng khám còn có các gói xét nghiệm cơ bản và nâng cao khác, phù hợp với nhu cầu xét nghiệm của quý khách.
Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng
97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.
Hotline: 091.555.1519 – 0236. 3616006