Bệnh gout hay có tên gọi khác là thống phong, đây là một dạng viêm khớp phổ biến hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu gây nên gout là do sự tích tụ cả các tinh thể urate tại các khớp. Bệnh thường diễn biến theo chiều hướng mãn tính, gây khó chịu cho người bệnh bởi các cơn đau dữ dội và đột ngột đặc biệt là về đêm.
Bệnh gout và những điều cần biết
Nguyên nhân chính gây nên bệnh gout
Bệnh gout xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến sự hình thành các tinh thể urate ở khớp. Axit uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải purine, một chất có trong thực phẩm như thịt đỏ, hải sản, và một số đồ uống như bia và rượu. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận không thể loại bỏ đủ axit uric, nồng độ axit uric trong máu tăng cao và có thể kết tinh trong khớp.
Các triệu chứng thường gặp của gout
Gout có khá nhiều triệu chứng khác nhau và tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà biểu hiện. Các triệu chứng phổ biến của gout gồm:
- Đau khớp đột ngột và dữ dội: Thường xảy ra vào ban đêm, đau nhất ở khớp ngón chân cái, nhưng cũng có thể xảy ra ở các khớp khác như mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và ngón tay.
- Sưng và đỏ: Khớp bị ảnh hưởng thường sưng, đỏ và rất nhạy cảm.
- Nóng và căng cứng: Khu vực xung quanh khớp bị ảnh hưởng có thể nóng và cứng.
Nhận biết bệnh gout bằng cách nào ?
Để chẩn đoán bệnh gout, bác sĩ thường dựa vào các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm nồng độ axit uric trong máu: Đo nồng độ axit uric trong máu để xem có cao hay không.
- Xét nghiệm dịch khớp: Lấy mẫu dịch từ khớp bị viêm và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm các tinh thể urate.
- Chụp X-quang và siêu âm: Giúp phát hiện sự tích tụ của các tinh thể urate và tổn thương khớp.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phát hiện các tinh thể urate và tổn thương mô mềm.
Xét nghiệm axit uric chẩn đoán sớm bệnh gout
Xem thêm: Gói khám, xét nghiệm tổng quát
Cách điều trị gout phổ biến hiện nay
Hiện nay, tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ có phương pháp điều trị riêng. Dưới đây là một số cách điều trị cơ bản đối với bệnh nhân gout
- Điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Giảm đau và viêm.
- Thuốc Colchicine: Giảm đau và viêm trong các cơn gout cấp tính.
- Thuốc Corticosteroids: Giảm viêm nhanh chóng.
- Thuốc giảm axit uric: Như allopurinol và febuxostat, giúp giảm nồng độ axit uric trong máu.
- Chế độ ăn uống: Hạn chế thực phẩm giàu purine như thịt đỏ, hải sản và rượu. Uống nhiều nước để giúp loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh gout
Gout là bệnh mãn tính gây ra nhiều vấn đề phiền muộn cho cuộc sống của người bệnh. Vì thế ” phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là giải pháp được các y bác sĩ khuyến cáo. Để phòng ngừa bệnh gout chúng ta cần:
- Duy trì cân nặng cơ thể: Giảm cân giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout.
- Hạn chế rượu và thực phẩm giàu purine: Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có thể làm tăng nồng độ axit uric.
- Uống nhiều nước: Giúp cơ thể loại bỏ axit uric hiệu quả hơn.
- Xét nghiệm axit uric trong máu để theo dõi và phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh gout
Gout là một tình trạng mãn tính nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị kịp thời và thay đổi lối sống hợp lý. Nếu bạn có triệu chứng của bệnh gout, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Địa chỉ xét nghiệm bệnh gout ở Đà Nẵng
Hiện nay, ngoài các bệnh viện thì các phòng khám triển khai dịch vụ khám xét nghiệm và Phòng khám Medic Sài Gòn là một trong những địa chỉ đó. Với phương châm Uy tín – Tận Tâm – Chính Xác, Medic Sài Gòn cam kết đem đến những dịch vụ xét nghiệm hiện đại với chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Nếu có nhu cầu xét nghiệm bệnh gout, quý khách hàng vui lòng liên hệ với phòng khám theo hotline (zalo): 0914 496 516 để nhận tư vấn và đặt lịch nhanh chóng. Ngoài ra, phòng khám còn triển khai dịch vụ lấy mẫu tại nhà vừa tiện lợi lại tiết kiệm thời gian, công sức cho người bệnh.