BẢNG GIÁ XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG
Thời gian nhanh nhất – An toàn cao nhất – Chính xác nhất
Bảo mật thông tin cá nhân tuyệt đối nhất
Kính gửi : Quý cơ quan, khách hàng
Phòng Khám Chẩn đoán Medic Sài Gòn kính gửi đến quý cơ quan, khách hàng danh mục gói xét nghiệm ký sinh trùng như sau :
Xét nghiệm ký sinh trùng là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Vì nhiều trường hợp trẻ em mắc giun sán khi ăn phải thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Vậy xét nghiệm này là gì và khi nào cần thực hiện? Đó là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Vì sao nhu cầu xét nghiệm bệnh ký sinh tăng cao?
Hiện nay, nhiều nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn. Cùng với đó là thói quen ăn uống không khoa học và môi trường sống của người dân bị ô nhiễm nặng nề. Điều này đã khiến cho các loại ký sinh trùng có cơ hội để xâm nhập vào cơ thể.
Thời gian gần đây dịch ấu trùng sán dây lợn xuất hiện ở một số tỉnh thành trên cả nước. Nhiều trường hợp trẻ em đã bị nhiễm sán lợn khi ăn phải thực phẩm mang trong mình mầm bệnh. Cùng với đó là nguồn gốc thịt lợn không rõ ràng đã khiến cho nhiều người hoang mang. Vì thế, xét nghiệm ký sinh là một trong những dịch vụ tại các cơ sở y tế được người dân yêu cầu thực hiện tăng cao.
Khái niệm xét nghiệm ký sinh trùng là gì?
Thế nhưng, khái niệm xét nghiệm ký sinh là gì thì không phải ai cũng hiểu đúng và đủ về nó. Xét nghiệm là cách để chẩn đoán bệnh vi sinh – ký sinh trùng nhằm giúp người bệnh có kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh đang mắc phải.
Thông thường, nhiều người cho rằng chẩn đoán bệnh ký sinh thường bằng cách xét nghiệm máu. Tuy nhiên lại không đơn giản như vậy. Để có thể biết được bệnh nhân có thực sự bị bệnh do ký sinh hay không và tình trạng như thế nào thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một số loại xét nghiệm khác nhau. Khi cần tìm ký sinh trùng trong đường ruột cần sử dụng kỹ thuật soi phân.
Cần làm nhiều loại xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán có nhiễm ký sinh trùng hay không?
2. Khi nào cần làm xét nghiệm ký sinh trùng?
Có rất nhiều triệu chứng lâm sàng là do ký sinh trùng gây ra.Trong đó da ngứa ngáy và dị ứng là một trong những triệu chứng báo hiệu bệnh cũng đã khá nặng.Khi có các triệu chứng ngứa nhiều về ban đêm, nổi mẫn đỏ theo vùng khắp cơ thể và gây ngứa tại vài vị trí cố định.
Vì thế, trong trường hợp bạn cảm thấy ngứa ngáy lâu dài, thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất. Một số loại giun sán có trong máu gây ngứa và dị ứng da cho người bệnh.
Một số loại giun sán có thể gây ngứa ngáy cho da.
3. Một số phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng
Thông thường có 2 phương pháp xét nghiệm bệnh: chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán xét nghiệm. Mỗi cách được lý giải cụ thể như sau:
3.1. Chẩn đoán lâm sàng
Thông qua các biểu hiện của cơ thể mà bác sĩ chẩn đoán bệnh cho bạn. Tuy nhiên, người bị nhiễm ký sinh trùng lại chưa có những triệu chứng rõ ràng, cụ thể ra sao. Thậm chí có những tình trạng còn giống với các bệnh khác cho nên việc chẩn đoán lâm sàng thường gặp nhiều khó khăn và chưa khẳng định được chắc chắn. Để có thể chắc chắn bệnh thì cần thực hiện xét nghiệm.
3.2. Chẩn đoán xét nghiệm
Qua bước khám lâm sàng, để bổ sung và khẳng định kết quả chính xác thì phương pháp xét nghiệm rất cần thiết. Thông qua các xét nghiệm trong một số loại bệnh phẩm có thể phát hiện được ký sinh trùng như:
-
Soi trên lam máu tế bào ngoại vi có thể phát hiện được các loại ký sinh trùng trong máu (nếu có) như: Ký sinh trùng sốt rét, giun chỉ bạch huyết…
-
Xét nghiệm miễn dịch huyết thanh trong máu có thể phát hiện nhiều loại ký sinh trùng. Do khi ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ có đáp ứng miễn dịch bằng cách sinh ra các kháng thể đặc hiệu hoặc không đặc hiệu. Là cac IgG/IgM với từng loại ký sinh trùng như: Giun đũa IgG, Sán dây lợn IgG, Sán dây lợn IgM, Candida IgG, Giun chỉ IgG… Gần như đa số các loại ký sinh trùng đều có thể xét nghiệm tìm IgG/IgM trong máu để sàng lọc ban đầu.
-
Soi phân của người bệnh để tìm ra các sinh vật đơn bào, ấu trùng giun lươn, giun sán.
-
Xét nghiệm mô bệnh học: sinh thiết có thể phát hiện được một số ký sinh trùng như nhóm sán dây lợn, sán dây bò…
-
Xét nghiệm soi tươi hoặc PCR có thể phát hiện được một số loại ký sinh trùng. Nhờ các loại bệnh phẩm như: dịch sinh học, chất thải, dịch mủ, chất nôn…
-
Xét nghiệm soi tươi từ tế bào sừng (móng, vảy da,…).
-
Xét nghiệm vật chủ trung gian gây bệnh. Qua thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có thể sẽ là nguồn trung gian gây bệnh cho bạn như tôm, cá, cua, ruồi, rau, đất, nước,…
-
Ngoài ra còn một số xét nghiệm khác hỗ trợ rất tốt trong việc chẩn đoán bệnh ký sinh trùng như: xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi để kiểm tra bạch cầu ái toan tăng cao hay không, men gan..
4. Một số lưu ý khi lấy máu xét nghiệm giun sán
Câu hỏi được rất nhiều người đặt ra đó là khi xét nghiệm thì có phải nhịn ăn không? Xét nghiệm máu để tầm soát ký sinh trùng thường sẽ không cần thiết phải nhịn đói. Bất cứ khi nào dù sáng hay chiều chỉ cần bạn cảm thấy thuận tiện thì cũng có thể thử máu được.
Đối với xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét tốt nhất là lấy máu khi bệnh nhân có cơn sốt. Đặc biệt đối với nghi ngờ có nhiễm giun Chỉ bạch huyết. Bạn phải được lấy máu vào khoảng 0-2h đêm thì mới có khả năng cao tìm được ký sinh trùng.
Khi xét nghiệm nên nhịn ăn và thời điểm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần đến các địa chỉ xét nghiệm có uy tín, đảm bảo kết quả chuẩn xác. Hiện nay có rất nhiều bệnh viện có thể thực hiện các xét nghiệm. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn đúng nơi có đầy đủ trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại. Đồng thời phải có đội ngũ y bác sĩ làm việc chuyên nghiệp.
PHÒNG KHÁM CHẨN ĐOÁN MEDIC SÀI GÒN
97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.
Hotline: 091.555.1519- 0236.3822866
Toi muốn xét nghiệm ky Sinh trùng cho cả gia đình
dạ, Anh có thể cho phòng khám xin sdt dùng zalo để tiện tư vấn không ạ,