Bạn đang có nhu cầu xét nghiệm máu. Bạn đang lo lắng về những yêu cầu, lưu ý trước khi xét nghiệm máu. Hãy theo dõi ngay bài viết này. Bởi những thông tin bạn cần sẽ được phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn chia sẻ bên dưới,
Các xét nghiệm yêu cầu nhịn ăn trước khi làm:
Xét nghiệm đường huyết:
Xét nghiệm này có vai trò đánh giá chẩn đoán bệnh tiểu đường. Xét nghiệm tiểu đường yêu cầu không được ăn trong vòng 8-10 giờ trước khi làm xét nghiệm. Nhịn ăn giúp bác sỹ xác định chính xác lượng đường trong máu. Từ đó có những chẩn đoán đúng hơn về tình trạng bệnh.
Xét nghiệm Sắt trong máu:
Xét nghiệm Sắt nhằm đo hàm lượng Sắt chứa trong máu. Xét nghiệm này dùng để xác định các bệnh về máu do thiết sắt. Đa số các loại thức ăn điều chứa một hàm lượng sắt nhất định dù ít hay nhiều. Do đó, trước khi làm xét nghiệm, bạn nên nhịn ăn để kết quả không bị sai lệch.
Xét nghiệm cholesterol trong máu:
Xét nghiệm này giúp đánh giá bệnh mỡ máu. Xét nghiệm giúp hạn chế những mối nguy cơ cao đối với các bệnh về tim mạch. Nếu bạn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm, lượng cholesterol có thể tăng cao. Vì vậy, hãy đảm bảo nhịn ăn tối thiểu 9 tiếng trước khi xét nghiệm.
Xét nghiệm đánh giá chức năng thận:
Cũng giống như các xét nghiệm trên, đánh giá chức năng thân cần nhịn ăn trước khi thực hiện. Vì lúc này, các chất dư thừa gần như đã được loại bỏ hết ra khỏi cơ thể. Các chất dinh dưỡng cần thiết cũng đã được hấp thu đến các cơ quan nhất định. Lượng chất còn lại trong thận sẽ phản ánh khả năng hoạt động của thận.
Một số xét nghiệm khác yêu cầu nhịn ăn: xét nghiệm chuyển hóa cân bằng điện giải, hàm lượng vitamin B12..
Có nhiều loại xét nghiệm không yêu cầu nhịn ăn trước khi làm tư test HIV, Test viêm gan B… Nhưng nếu bạn không biết mình được chỉ định làm xét nghiệm gì thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Không uống thuốc trước khi xét nghiệm máu:
Nhiều lúc theo thói quen bạn uống thuốc rồi mới sực nhớ là hôm nay có lịch đi xét nghiệm máu. Việc uống thuốc trước khi xét nghiệm có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Dẫn đến việc điều trị bệnh không có kết quả, thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nên thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đã sử dụng gần đây trước khi lấy máu xét nghiệm. Những thuốc có thể làm tăng amylase máu bao gồm: asparaginase, aspirin, thuốc cholinergic, corticosteroids, indomethacin, thuốc lợi tiểu thiazide, methyldopa, thuốc gây nghiện (codein, morphin), thuốc ngừa thai uống và pentazocin.
Không nên uống cà phê, hút thuốc trước khi xét nghiệm:
Không nên sử dụng thức uống như cà phê hoặc hút thuốc trong vòng 1 giờ.Điều này sẽ làm một số kết quả xét nghiệm máu của bạn cao hơn mức bình thường.
Không uống rượu, bia trước khi xét nghiệm máu:
Uống rượu, bia làm tăng triglycerid khiến bạn lo lắng một cách không cần thiết. Do vậy, nếu xét nghiệm mỡ máu, bạn nên kiêng uống rượu và các loại đồ uống có cồn.
Ngoài ra, bạn cũng bên kiêng đồ ngọt, thức ăn giàu chất béo và tránh không nên ăn quá nhiều trước khi xét nghiệm.
Không nên vận động mạnh trước khi xét nghiệm máu:
Tình trạng sức khỏe, cảm xúc, tâm lý cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Nếu bạn làm quá sức, cảm xúc mạnh, đang bị sốc, bỏng tay, nhiễm trùng thì nồng độ glucose trong máu có thể tăng do cơ thế lúc đó cần nhiều năng lượng nên đẩy glucose lên cao.
Lưu ý trước khi xét nghiệm máu đặc biệt được bác sĩ khuyến cáo
Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất:
Thời điểm lấy mẫu máu xét nghiệm tốt nhất là buổi sáng. Khi lấy mẫu máu, trong vòng 12 tiếng trước đó cần nhịn ăn, không uống nước ngọt, hoa quả, rượu chè.
Các chỉ số sinh hóa máu của một số xét nghiệm nếu làm không đúng thời điểm. Sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.
>>> Xét nghiệm máu tổng quát uy tín tại Đà Nẵng
Lưu ý đối với xét nghiệm chất thải của cơ thể:
Với các xét nghiệm như nước tiểu, trước khi làm xét nghiệm người bệnh cần vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài thật sạch sẽ với nước máy. Không dùng chất tẩy rửa có tính kiềm hoặc acid để thụt rửa vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Cách lấy mẫu nước tiểu đúng:
Bỏ nước tiểu đầu, lấy nước tiểu giữa dòng cho vào ống đựng vô khuẩn, sau đó đậy nắp lại đưa cho nhân viên xét nghiệm
Với xét nghiệm phân, người bệnh cần được hướng dẫn lấy đúng mẫu phân ở những chỗ có nhầy, máu, lỏng.
Vấn đề thỉnh thoảng gặp khi xét nghiệm máu và cách xử lý:
Một số trường hợp sau khi lấy máu để xét nghiệm sẽ có cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, choáng nhẹ. Nguyên nhân do thiếu máu cấp tính hoặc tinh thần căng thẳng. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy thông báo với nhân viên y tế làm xét nghiệm để họ có thể giúp bạn thoải mái hơn.
Trường hợp khác nếu bạn cảm thấy cơ thể yếu ớt, mệt mỏi, chóng mặt đột ngột, có khả năng ngất xỉu thì nên báo cho nhân viên xét nghiệm và nằm xuống ngay lập tức.
Mũi tiêm để lấy máu khá nhỏ, hơn nữa được vệ sinh vô trùng nên rất an toàn, không xảy ra tình trạng nhiễm trùng, sưng tấy hay để lại sẹo. Sau khi lấy máu, do máu đông lại để ngăn ngừa chảy máu nên nơi kim tiêm đâm vào sẽ có một vết bầm nhỏ. Vết bầm này sẽ nhanh chóng biến mất sau một vài ngày.
Một số trường hợp hi hữu bị nhiễm trùng tại vết kim đâm vào, nó có thể gây sưng tấy, viêm và đau khi chạm vào. Hãy gặp bác sĩ để được khám và can thiệp sớm, đừng quá lo lắng vì nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Xét nghiệm máu tại Đà Nẵng
Hãy đến với Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn. Đây là địa điểm xét nghiệm máu được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng và có những lời khen tích cực. Nếu bạn đang muốn xét nghiệm máu thì đừng ngại hãy liên hệ với chúng tôi. Những lưu ý trước khi xét nghiệm máu mà chúng tôi chia sẻ hi vọng sẽ giúp bạn có những thông tin bổ ích.
Địa chỉ: 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.
Hotline: 0914496518