Bản chất của xét nghiệm Canxi trong máu:
Xét nghiệm Canxi trong máu nhằm đo lượng canxi tự do có trong cơ thể. Canxi là 1 trong những khoáng chất quan trọng nhất trong cơ thể. Khoảng 99% canxi nằm trong xương, chỉ 1% lưu thông trong máu. Gần 1 nửa lượng canxi trong máu là tự do, ở dạng hoạt động. Một nửa còn lại gắn với hợp chất albumin và protein khác là dạng không hoạt động.
Xét nghiệm này nhằm chỉ định để sàng lọc, chẩn đoán và theo dõi các nguyên nhân liên quan đến xương, răng, thần kinh, thận và tim. Nồng độ canxi trong máu không phản ánh đúng có bao nhiêu canxi có trong xương. Nó phản ánh có bao nhiêu canxi đang lưu hành trong máu.
Xét nghiệm Canxi máu rất cần thiết trong chẩn đoán nhiều bệnh lý. Giúp cung cấp các thông tin liên quan đến chức năng tuyến cận giáp và chuyển hóa canxi trong cơ thể để chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý: rối loạn protein và vitamin D, bệnh lý tuyến cận giáp và đường tiêu hóa.
Khi nào thì nên thực hiện xét nghiệm Canxi trong máu:
Khi gặp những vấn đề sau, bạn nên xét nghiệm canxi:
- Sau khi ghép thận.
- Là một phần của xét nghiệm máu thường quy.
- Tìm nguyên nhân khi xét nghiệm điện tâm đồ bất thường.
- Kiểm tra xem có vấn đề gì ở tuyến cận giáp hoặc thận không. Một số loại ung thư và các vấn đề về xương hay viêm tuyến tụy.
- Tìm ra nguyên nhân của những triệu chứng như đau cơ, chuột rút, co giật, ngứa ran ở các ngón tay và xung quanh miệng có phải do nồng độ canxi trong máu thấp hay không?
- Tìm ra nguyên nhân của sự buồn nôn, táo bón, đi tiểu nhiều, đau bụng hoặc đau xướng có phải do canxi trong máu quá cao hay không.
Những yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm định lượng canxi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm gồm:
- Ngộ độc vitamin D làm tăng canxi;
- Uống quá nhiều sữa có thể làm tăng canxi;
- Độ pH huyết thanh có thể ảnh hưởng đến giá trị canxi. Sự giảm pH gây tăng canxi;
- Thời gian garô kéo dài sẽ làm giảm pH và làm tăng nồng độ canxi;
- Thường có một biến đổi nhỏ canxi trong ngày. Mức canxi cao nhất thường vào khoảng 9 giờ tối (23h);
- Giảm albumine liên quan với giảm canxi tổng;
- Những thuốc có thể làm tăng canxi trong huyết thanh bao gồm các thuốc kháng acid có tính kiềm, androgen, các muối canxi, ergocanxiferol, hydralazine, lithium, hormone tuyến cận giáp (PTH), thuốc lợi tiểu thiazid, hormon tuyến giáp, và vitamin D;
- Những thuốc có thể làm giảm canxi huyết thanh bao gồm acetazolamide, albuterol, thuốc chống co giật, asparaginase, aspirin, canxitonin, cisplatin, corticosteroid, thuốc lợi tiểu, estrogen, heparin, thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu dùng lặp lại, muối magiê, và thuốc tránh thai.
Xem thêm: Gói xét nghiệm tổng quát 4.
Những lưu ý của việc đo lường canxi trong máu
Việc đo lường canxi trong máu hoặc nước tiểu không liên quan đến việc ước lượng canxi trong xương. Để ước lượng, bác sĩ sẽ dùng phương pháp quét Dexa – một phương pháp tương tự như chụp X- quang.
Hạ Canxi trong máu
Hiện tượng hạ canxi thường gặp ở trẻ sinh non. Trẻ mới sinh, đặc biêt là những bé sinh non và nhẹ cân, sẽ được theo dõi bệnh hạ canxi sơ sinh trong cơ thể bằng cách sử dụng xét nghiệm canxi ion hóa. Nguyên nhân dẫn đến hàm lượng canxu thấp của bé là do tuyến cận giáp chưa phát triển đầy đủ. Tình trạng của bé sẽ tự cải thiện hoặc đòi hỏi phải kịp thời bổ sung canxi thông qua hệ thống tiêu hóa hoặc tiêm tĩnh mạch.
Giảm canxi máu cũng xảy ra ở những bệnh nhân bị giảm albumine. Các nguyên nhân gây giảm albumine gồm suy dinh dưỡng và truyền tĩnh mạch lượng lớn. Truyền máu nhiều gây giảm lượng canxi huyết thanh thấp do trong truyền máu có chứa chất bảo quản chống đông máu Citrate. Chất này gắn kết với canxi tự do trong máu của người nhận gây nên giảm canxi. Ngoài ra, các bệnh như suy thận, tiêu cơ vân, nhiễm kiềm và viêm tụy cấp tính cũng gây hạ canxi trong máu. Giảm canxi trong máu lâu ngày gây ra giảm magie máu.
Tăng Canxi trong máu
Hiện tượng tăng canxi quá cao thường gặp là do uống thuốc lợi tiểu thiazide. Ngoài ra, lượng canxi trong cơ thể cũng có thể tăng cao khi sử dụng lithium hoặc tamixifen.
Khi có ít nhất 3 kết quả xét nghiệm khác nhau đều xác nhận canxi huyết thanh tăng, bệnh nhân được chẩn đoán tăng canxi máu (hypercalcemia). Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng tăng canxi máu là bệnh cường giáp. Khi bị bệnh cường giáp, hormone tuyến cận giáp gia tăng sự hấp thụ canxi trong tiêu hóa, giảm bài tiết qua nước tiểu, và tăng tái hấp thu xương do đó làm gia tăng lượng canxi trong máu.
Nguyên nhân thứ 2 gây tăng canxi máu là do các bệnh lý ác tính. Các bệnh này làm tăng nồng độ canxi bằng hai cách. Đầu tiên, khối u di căn ( u tuyrm ung thư phổi, vú, tế bào thận) đến xương phá hủy xương, gây ra sự tái hấp thu và đẩy canxi vào máu.
Thứ hai, các bệnh ung thư (phổi, vú, tế bào thận) có thể sản xuất một hormone tương tự horomne tuyến cận giáp, làm tăng canxi huyết thanh. Thừa vitamin D đường uống có thể làm tăng canxi huyết thanh do tăng hấp thụ canxi ở thận và đường tiêu hóa. Nhiễm trùng tạo u hạt, chẳng hạn như sarcoidosis và bệnh lao, có liên quan với tăng canxi huyết.
Ý nghĩa kết quả xét nghiệm Canxi trong máu
Hàm lượng canxi ở mức bình thường:
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Tổng hàm lượng canxi:
- Người lớn: 8–4 mg/dL hoặc 2.2–2.6 mmol/L.
- Trẻ nhỏ: 7–7 mg/dL hoặc 1.90–2.75 mmol/L.
Lượng canxi bình thường ở người cao tuổi thường thấp hơn so với hai đối tượng trên. Ở trẻ nhỏ thì lượng canxi lại cao hơn bởi đây là giai đoạn xương của các bé đang phát triển nhanh chóng.
Xét nghiệm canxi ion hóa được dùng để kiểm tra lượng canxi không gắn với đạm trong máu. Lượng canxi bị ion hóa trong máu không bị ảnh hưởng bởi lượng đạm trong máu.
Lượng canxi bị ion hóa:
- Người lớn: 4.65–28 mg/dL hoặc 1.16–1.32 mmol/L.
- Trẻ nhỏ: 4.80–52 mg/dL hoặc 1.20–1.38 mmol/L.
Hàm lượng canxi ở mức cao:
Hàm lượng canxi cao có thể là hậu quả của:
- Chứng cường cận giáp;
- Ung thư, bao gồm ung thư đã lan tràn tới xương;
- Bệnh lao;
- Nằm giường bệnh quá lâu khi bị gãy xương;
- Bệnh Paget (viêm xương biến dạng).
Hàm lượng canxi ở mức thấp:
Hàm lượng canxi thấp có thể là hậu quả của:
- Hàm lượng protein albumin trong máu thấp;
- Suy tuyến cận giáp;
- Lượng phosphate trong máu quá cao có thể gây nên chứng suy thận, sử dụng thuốc nhuận tràng và các nguyên nhân khác;
- Suy dinh dưỡng do các bệnh như bệnh Celiac (bệnh này gây ra tổn thương ruột non và khiến cho khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể bị ảnh hưởng), bệnh viêm tụy, chứng nghiện rượu;
- Bệnh thiếu xương gây ra bởi khối lượng xương thấp;
- Bệnh còi xương.
Hãy gọi cho chúng tôi : 091.555.1519 khi gặp những vấn đề thắc mắc.
Xét nghiệm Canxi trong máu tại Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng –
97 Hải Phòng , Hải Châu, Đà Nẵng.
> Xem thêm: Xét nghiệm CA 19-9. Tầm soát ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày.