Đái tháo đường là căn bệnh phát triển âm thầm, số lượng bệnh nhân mắc phải đang ngày càng trẻ hóa và gia tăng về số lượng.
Dưới đây là một số vấn đề mà người bệnh tiểu đường hay nhầm lần hoặc chưa biết rõ. Mời bạn cùng Phòng Khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng cùng tham khảo để nắm rõ hơn về căn bệnh này để có phương án điều trị tốt nhất.
1 Người bệnh tiểu đường có thể ăn trái cây thoải mái?
Trả lời: Sai
Không phải trái cây nào cũng an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường. Bản chất một số loại trái cây có chứa lượng đường và tinh bột rất cao. Khi ăn vào nó làm tăng lượng đường trong máu của bệnh nhân. Giống với tất cả các thực phẩm khác, khi ăn bạn cần chú ý đến các loại quả và số lượng quả đang ăn.
Nên chọn trái cây để ăn, bạn nên chọn những trái cây nhỏ và chọn ăn cả quả hơn là các loại nước ép. Kiểm soát chặt chẽ khẩu phần rau giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang, đậu Hà Lan và ngô. Tốt nhất nên nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho một sức khỏe tốt.
2. Cắt giảm tất cả chất béo sẽ làm giảm bệnh tiểu đường?
Trả lời: SAI.
Cắt bỏ chất béo trong khẩu phần ăn là một việc làm không cần thiết. Không phải tất cả các chất béo đều có hại, bạn nên giảm chất béo bão hòa và những chất hóa học hoặc phụ gia thực phẩm không lành mạnh – thường tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn. Giảm chất béo bão hòa sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đây là một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Nhưng bạn cần bổ sung cho cơ thể các chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, vì đây là các chất béo có lợi cho cơ thể.
3. Đa số bệnh nhân tiểu đường giai đoạn đầu đều có triệu chứng rõ rệt?
Trả lời: SAI
Bệnh tiểu đường là một trong số các bệnh phát triển trong thầm lặng. Thậm chí bạn có thể thấy tốt ngay cả khi lượng đường trong máu cao, và nó đang âm thầm tàn phá cơ thể bạn. Đa số người bệnh khi có triệu chứng rõ ràng thì khi đó bệnh đã chuyển qua giai đoạn nặng. Vì vậy, không bao giờ phụ thuộc vào cách bạn cảm nhận. Bất kì khi nào thấy nghi ngờ, bạn hãy đi kiểm tra chỉ số đường huyết để có được kết quả chính xác nhất.
Máy đo đường huyết tại nhà là thiết bị cần thiết để kiểm tra lượng đường trong máu. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được số lần kiểm tra đường huyết trong 1 ngày, hoặc bao nhiêu ngày nên kiểm tra 1 lần.
4. Kẹo và các thức ăn, thức uống có cồn là những thực phẩm cấm, không được ăn khi bị bệnh tiểu đường?
Trả lời: SAI
Không có thực phẩm nào bị cấm đối với bệnh nhân tiểu đường, chỉ có thực phẩm nên hạn chế ăn. Kẹo và đồ ngọt vẫn chứa lượng calo và chất xơ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Khi muốn ăn kẹo hoặc các đồ ngọt khác, bạn nên chia khẩu phần ăn một cách hợp lý: có kế hoạch trước, xem tổng carbs của bữa ăn. Ví dụ: nếu muốn ăn một phần nhỏ của bánh ngọt, thì sau đó bạn nên bỏ qua một thực phẩm có tinh bột.
Khi bị tiểu đường, dù ăn bất cứ thực phẩm nào, kể cả các sản phẩm được bán trên thị trường cho những người bị bệnh tiểu đường. Hãy nhớ ăn với số lượng giới hạn, nằm trong ngưỡng an toàn cho phép.
5. Người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người không bị béo phì?
Trả lời: ĐÚNG
Béo phì là nguyên nhân của nhiều căn bệnh trong đó có bệnh đái tháo đường. Đây cũng là một yếu tố gây nên biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường : bệnh tim.
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, ở những người cực kỳ béo, khi họ giảm 5 đến 15 kg. Đồng nghĩa với việc sẽ giảm lượng đường trong máu, cải thiện huyết áp, giảm nguy cơ bệnh tim, tăng hiệu quả của thuốc insulin.
6. Bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục bao nhiêu giờ/tuần?
Trả lời: 150 phút/ 1 tuần
Tập thể dục giúp làm giảm lượng đường trong máu, giảm huyết áp, cải thiện tác dụng của insulin và sức khỏe tim mạch tăng.
Bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục ít nhất 150 phút/ tuần. Các hoạt động thể thao rất tốt cho người bệnh. Hãy chia nhỏ thời gian tập luyện thể dục trong ngày để có hiệu quả và giúp bạn nâng cao sức khỏe và kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.
7. Bao lâu thì nên thực hiện xét nghiệm A1C?
Trả lời: 2 – 4 lần trong 1 năm
Bên cạnh xét nghiệm glucose để định lượng đường trong máu tại 1 thời điểm nhất định. Xét nghiệm A1c cung cấp cho bạn thông tin qua trọng về lượng đường trong máu. Nó cung cấp một “bức tranh” tổng thể về kết quả của quá trình kiểm soát lượng đường trong máu trong vòng 2 – 3 tháng qua. Hai đến bốn lần 1 năm là tiêu chuẩn đủ và đúng với hầu hết bệnh nhân tiểu đường.
8. Ngâm chân vào nước nóng giúp kiểm soát đái tháo đường?
Trả lời: Đúng.
Do người bị bệnh đái tháo đường dễ có các biến chứng ở bàn chân. Vì vậy, việc ngâm chân hoặc rửa chân bằng nước ấm giúp máu lưu thông tốt hơn. Đồng thời giúp kiểm soát được chỉ số đường huyết. Nhưng cần lưu ý không nên ngâm chân trong nước nóng quá 37 độ. Không ngâm chân lâu để tránh khô da. Sau khi ngâm, phải nhớ lau khô chân bằng khăn mềm, đặc biệt là các kẽ chân.
Bài viết hữu ích: https://phongkhammedic.com/benh-tieu-duong-va-nhung-bien-chung-nguy-hiem/
Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng.
97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.
Hotline: 091.555.1519 – 0236.3616006